Gia đình phật tử Mỹ Khê
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Gia đình phật tử Mỹ Khê

Welcome
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Di Chuyển 4Rum
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeMon Jul 18, 2011 10:45 pm by Admin

» phần mềm tiết kiệm năng lương cho máy vi tính
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeTue Jun 21, 2011 2:06 pm by gianggiangonline

» Mật thư thử thách số 2
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeMon Jun 13, 2011 10:24 pm by Letuanvu_2180

» Giải mật thư thử thách số 1
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeSat Jun 11, 2011 7:24 am by Letuanvu_2180

» CHUYỆN CON VẸT
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeFri Jun 10, 2011 9:31 am by minhquy

» Mật thư mới dành cho các em!!!!!
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeThu Jun 09, 2011 4:10 pm by Letuanvu_2180

» MẪU CHUYỆN ĐẠO: HOÀNG TỬ NHẪN NHỤC VÀ HIẾU THẢO
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 10:20 am by minhquy

» CHUYỆN TIỀN THÂN: NGƯỜI LÀNH ÍT CÓ
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 10:15 am by minhquy

» PHẦN MỀN CẮT GHÉP HÌNH ẢNH VÀO NHẠC
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 10:12 am by minhquy

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 132
Join date : 09/09/2010

'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  Empty
Bài gửiTiêu đề: 'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'    'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'  I_icon_minitimeMon Oct 18, 2010 2:15 pm

Buông Xả

Nếu chúng ta ngẫm nghĩ về dục vọng và lắng nghe nó, chúng ta thực sự không còn bị nó ràng buộc nữa; chúng ta chỉ cho phép dục vọng tồn tại theo cách của nó. Như vậy chúng ta đi đến nhận thức rằng căn nguyên của đau khổ, dục vọng, có thể bỏ qua một bên và buông nó ra.

Làm thế nào bạn buông dục vọng ra? Điều này có nghĩa cứ bỏ mặc nó; không có nghĩa bạn hủy diệt nó hoặc ném nó đi. Giống như đặt nó xuống, để nó yên. Qua cái thực hành của sự buông xả chúng ta nhận thức rằng có nguyên nhân của đau khổ, đó là sự ràng buộc của dục vọng, và chúng ta nhận thức rằng chúng ta phải buông những dục vọng này ra; rồi sẽ không còn ràng buộc nào với nó.

Khi bạn cảm thấy bị ràng buộc, hãy nhớ rằng 'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'. Nếu tôi đang giữ cái đồng hồ này và bạn nói, 'Buông nó ra !', đó không có nghĩa là 'vứt nó đi'. Tôi có thể nghĩ tôi phải ném nó đi vì tôi đang bị ràng buộc bởi nó, nhưng điều đó chỉ là hủy ái. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng sự tẩy trừ một sự thể là một cách đoạn trừ cái ràng buộc. Nhưng nếu tôi có thể suy gẫm về sự ràng buộc, tức là sự giữ lấy cái đồng hồ này, tôi thấy được rằng không có lý do gì trong việc hủy bỏ nó - nó là cái đồng hồ tốt; nó chạy đúng giờ và mang theo cũng không nặng. Cái đồng hồ không phải là vấn đề. Vấn đề là sự giữ lại cái đồng hồ. Như vậy tôi phải làm gì. Cho nó qua, để nó qua một bên - đặt nó xuống nhẹ nhàng mà không có một sự ác cảm nào. Rồi tôi có thể nhặt nó lên lại một lúc nào đó, xem mấy giờ và đặt nó một bên khi cần thiết.

Bạn có thể áp dụng sự tự chứng này vào 'sự buông xả' những ái dục. Có lẽ bạn muốn có nhiều vui thú. Làm thế nào bạn có thể để dục vọng qua một bên mà không có sự ghét bỏ? Hãy đơn giãn nhận ra dục vọng mà không phải phán xét nó. Bạn có thể suy xét ý muốn tẩy trừ nó - bởi vì bạn cảm thấy có tội đã có một dục vọng ngu xuẩn như vậy - nhưng chỉ cần đặt nó qua một bên. Ngay khi bạn nhận diện được dục vọng như nó đang là, hãy công nhận rằng nó chỉ là dục vọng, rồi bạn sẽ không còn bị nó ràng buộc nữa.

Như vậy cách giải quyết là làm việc với những giây phút của cuộc sống hằng ngày. Khi bạn đang cảm thấy phiền não và bi quan, ngay lúc bạn từ chối nuông chìu cái cảm giác đó đã là một kinh nghiệm của sự giác ngộ. Khi bạn thấy được điều đó, bạn không cần phải đắm chìm, hụp lặn trong bể khổ của phiền não và tuyệt vọng. Thực ra bạn có thể ngừng lại bằng cách đừng để cái suy nghĩ thứ hai nảy sinh.

Bạn phải khám phá điều này qua sự thực hành để bạn biết cho chính mình làm thế nào để buông xả cái căn nguyên của đau khổ. Bạn có thể buông xả dục vọng bằng ý muốn buông nó ra không? Tại một lúc nào đó sự buông xả thực sự là gì? Bạn phải nghiền ngẫm kinh nghiệm của sự buông xả, thực sự xem xét và khảo nghiệm cho đến khi có được sự tự chứng. Hãy duy trì tinh thần này cho đến khi sự tự chứng đến: 'à, buông ra, được, bây giờ ta đã hiểu. Dục vọng đang được buông xả'. Điều này không có nghĩa là bạn đang buông tất cả những dục vọng một cách vĩnh viễn, mà ngay giây phút đó, bạn thực sự buông xả và bạn đã làm điều đó trong sự nhận biết trọn vẹn của trực thức. Như thế mới là có sự tự chứng. Đây là cái mà chúng ta gọi là sự nội chứng. Trong tiếng Pali, chúng ta gọi ủanadasana hay là một sự hiểu biết toàn triệt sâu sắc.

Tôi có được sự tự chứng đầu tiên của sự buông xả trong năm đầu tiên hành thiền. Tôi đã nhận ra một cách tri thức rằng bạn phải buông xả mọi thứ và rồi tôi nghĩ: 'Buông ra làm sao đây?' Dường như tôi đã không thể buông xả bất cứ thứ gì. Tôi tiếp tục suy nghĩ: 'Buông ra làm sao đây?' Rồi tôi tự nhủ: 'Mình buông ra bằng sự buông xả. Tốt lắm, như vậy cứ buông ra !' Rồi tôi nói tiếp: 'Nhưng tôi đã buông chưa?' và, 'Buông ra làm sao đây?', 'Chỉ cần buông ra thôi !' Cứ như thế mà tôi đã tiếp tục, có khi lại trở nên thất vọng hơn. Nhưng cuối cùng những gì xảy ra đã trở nên hiển nhiên. Nếu bạn cố gắng phân tích sự buông xả một cách chi tiết, bạn sẽ vướng vào cái khuynh hướng làm cho vấn đề phức tạp hơn. Sự buông xả không còn là những gì bạn có thể nghĩ ra bằng lời nữa, mà là những gì bạn thực sự làm. Cứ thế mà tôi đã buông xả được trong khoảnh khắc.

Bây giờ với những vấn đề và ám ảnh cá nhân, để buông chúng ra cũng chỉ có chừng đó thôi. Buông xả không phải là vấn đề của sự phân tích và không ngừng vấn đề hóa sự việc, mà là thực hành cách để nó yên và buông nó ra. Lúc đầu, bạn buông ra nhưng rồi bạn nhặt nó trở lại bởi vì cái thói quen giữ lấy quá mạnh. Nhưng ít ra bạn cũng có được cái khái niệm. Ngay cả khi tôi có được sự tự chứng đó của sự buông xả, tôi buông chỉ trong chốc lát rồi tôi lại bắt đầu giữ lại với suy nghĩ: 'Tôi không thể làm được, tôi có quá nhiều tật xấu !'. Nhưng đừng tin vào sự chì chiết, gièm pha đó trong tâm bạn. Sự giằng co đó hoàn toàn không đáng tin cậy. ở đây chỉ là vấn đề tập buông ra. Bạn càng bắt đầu thấy được cách thực tập buông xả, bạn càng có khả năng kéo dài trạng thái của vô ngại.

XEm day du tai day :

http://www.buddhismtoday.com/viet/ph.../006-tude4.htm


Về Đầu Trang Go down
https://gdptmykhe.forumvi.com
 
'sự buông xả' không phải là 'sự tiệt trừ' hay 'sự vứt đi'
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» phần mềm tiết kiệm năng lương cho máy vi tính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Gia đình phật tử Mỹ Khê :: Phật pháp :: Chánh Thiện-
Chuyển đến